Tôi thực sự không biết.

Sáu người chủ xe gây tai nạn sẽ bị pháp luật trừng trị.

Nhưng chỉ trừ sáu điểm vào bằng lái xe, phạt tiền một ngàn tệ.

Chu Điền Sinh – thủ phạm làm hại Ngô Vũ Hủy – đã chết.

Nhưng cho dù lão không chết thì rất có khả năng luật pháp sẽ chỉ có thể kết án lão 3 năm tù vì lão đã hơn 70 tuổi.

Từ đầu đến cuối, bé không hề biết mình đã làm sai điều gì, mà lại phải dùng quãng đời còn lại để trả giá cho sai lầm của sáu tên chủ xe và Chu Điền Sinh.



Vụ án này vẫn còn một điểm khả nghi.

Bằng cách nào Chu Điền Sinh có thể trốn thoát hệ thống camera dày đặc và lực lượng cảnh sát đang truy bắt để đến được khu đèn đỏ?

Suốt chặng đường dài hơn 10 ki-lô-mét đó, khắp nơi đều có camera theo dõi.

Cộng thêm cường độ truy quét của lực lượng cảnh sát tại thời điểm đó, lẽ ra không thể xảy ra loại tình huống này mới đúng.

Vì thế, dù cho vụ án đã khép lại, tôi vẫn tranh thủ thời gian rảnh để lục lại hồ sơ vụ án.

Một đêm nọ, khi đang trực đêm, tôi nhìn không chớp mắt vào video hành trình của chiếc xe thứ bảy.

Thời điểm Trịnh Minh ôm bé gái lên xe rồi đóng cửa, hình như tôi đã nghe thấy gì đó.

Tôi chỉnh tốc độ video chậm lại 8 lần, rồi tua đến đoạn đó. Và tôi nghe thấy âm thanh trầm đục kéo dài.

Cạch…

Cạch…

Tiếng đóng cửa xe lần lượt một trước một sau, vang lên 2 lần.

┊  ┊  ┊  ┊

┊  ┊  ┊  ★

┊  ┊  ☆

┊  ★



Hôm đó là ngày nghỉ.

Tôi liên lạc với Trịnh Minh. Gia đình ông ấy đang ở công viên vui chơi.

Chúng tôi hẹn gặp nhau trong một quán ăn theo chủ đề trong công viên.

Trong quán ăn, vợ Trịnh Minh đang cùng cô con gái với cánh tay phải bị bẽ quặp về phía sau ngồi ở một bàn bên ngoài.

Trịnh Minh và tôi ngồi ở một góc hẻo lánh bên trong.

Hai chúng tôi đều rất điềm tĩnh. Trịnh Minh đưa tay gọi nhân viên phục vụ, tôi cũng không ngăn cản.

“Cậu cảnh sát, cậu uống gì?”

“Nước đá.”

Ông ấy nói với nhân viên phục vụ: “Một Americano đá và một cốc nước.”

Nhân viên phục vụ rời đi, Trịnh Minh nhìn về phía tôi: “Cậu cảnh sát, tìm tôi gấp như vậy, có chuyện gì sao?”

Tôi nhìn Trịnh Minh, rồi nhìn sang con gái ông ấy, nói ra điều tôi đã chuẩn bị từ trước.

“Tay con gái ông đã đỡ hơn chưa?”

“Đi phục hồi chức năng đều đặn hàng tuần, vài năm nữa sẽ có hiệu quả.”

Tôi cúi đầu, không chút do dự nói ra: “Ông Trịnh, ông là giáo sư đại học chuyên ngành Văn học. Hôm qua tôi viết được ra một câu chuyện cổ tích, muốn tham khảo ý kiến của ông. Nếu có gì sai sót, hi vọng ông Trịnh chỉ bảo thêm.”

Trịnh Minh đặt hai tay lên bàn, gật đầu: “Được.”

Tôi dời mắt khỏi con gái của Trịnh Minh, nhìn ra ngoài cửa sổ, bắt đầu kể.

“Ngày xửa ngày xưa, có một bé gái khỏe mạnh nọ. Một ngày kia, cô bé bị bọn buôn người bắt cóc.”

“Trên xe của bọn buôn người, bé gái hết sức kiên cường, luôn tìm cơ hội bỏ trốn.”

“Cuối cùng, khi sắp đến ngã tư, cô bé tìm được cơ hội. Họ đang ở trong một đường hẻm rất vắng vẻ, bọn buôn người lơ là cảnh giác.”

“Cô bé dùng hết sức lực nhảy khỏi xe bọn buôn người, vừa chạy như bay ra đường vừa kêu cứu.”

“Kết quả cô bé vừa chạy ra được đường cái thì một chiếc taxi từ phía đối diện tông thẳng vào cô bé, tai nạn xảy ra.”

“Bọn buôn người nhanh chóng đuổi kịp, khống chế cô bé, sau đó giả làm ba mẹ cô bé, yêu cầu tài xế taxi bồi thường.”

“Tài xế taxi sợ phiền phức nên chọn cách giải quyết riêng với bọn buôn người.”

“Bọn buôn người lấy được tiền thì thả tài xế taxi đi.”

“Bé gái ấy bị xe đụng gãy tay, bọn buôn người dĩ nhiên sẽ không chữa trị cho cô bé. Thay vào đó, bọn chúng bẻ gãy hoàn toàn cánh tay của cô bé, sang tay bán cho băng nhóm chăn dắt chuyên bắt trẻ em đi ăn xin kiếm tiền.”

“Khoảng thời gian làm ăn xin cũng không dễ dàng. Bé gái chịu rất nhiều cực khổ, thường xuyên vì nộp không đủ tiền mà không được ăn cơm, cũng thường xuyên bị đánh đập.”

“Cho đến một ngày, cô bé đang ăn xin ven đường thì bố cô bé nhìn thấy. Thế là bố cô bé dùng hết sức lực cứu cô bé trở về.”

Kể đến đây, tôi nhìn sang Trịnh Minh, hỏi: “Ông Trịnh cảm thấy phần sau của câu chuyện nên viết tiếp thế nào?”

Trịnh Minh nhìn tôi, vẻ mặt trở nên nghiêm túc, thậm chí có chút căm hận. Nhưng rất nhanh, ông trở lại dáng vẻ giản dị dễ gần, đẩy kính trên sóng mũi lên và nói: “Tôi nghĩ rằng sau khi người bố cứu được con gái mình, nhất định sẽ tán gia bại sản để chạy chữa cánh tay cho con bé. Sau đó ở bên con bé cả ngày lẫn đêm, bởi vì con gái ông đêm nào cũng khóc ướt gối, thỉnh thoảng lại bừng tỉnh từ cơn ác mộng.”

“Để con gái mình tìm lại được cảm giác an toàn, người bố sẽ nỗ lực hết sức mình nhưng tất cả chỉ là dã tràng xe cát. Con bé vẫn sợ chỗ tối, sợ taxi và minibus.”

“Người bố kia sẽ ôm chặt con gái, cố gắng an ủi nhưng con gái ông lại không thể kiềm chế được mà đại tiểu tiện khiến người bố nhận ra tổn thương con bé phải chịu đã quá sâu.”

“Người bố kia nhất định rất hận. Ông cho rằng nếu không có tên tài xế taxi đó, con gái mình sẽ không bị tàn tật. Nếu tên tài xế đó gọi cảnh sát, lựa chọn giải quyết theo đúng pháp luật, con bé nhất định sẽ được giải cứu.”

“Người bố kia muốn trả thù tên tài xế. Khi biết tên tài xế cũng có một đứa con gái, ông ta bắt đầu lập kế hoạch.”

“Ông ta tìm đến một kẻ sẽ làm bất cứ thứ gì vì tiền.”

“Sau đó, bảo gã kia đi bắt cóc con gái của tên tài xế.”

“Bảo gã kia không chế con gái tên tài xế, bắt con bé đó trải qua nỗi thống khổ mà con gái mình phải chịu năm xưa. Gấp đôi không đủ, phải gấp mười.”

“Ông ta muốn tên tài xế kia cùng con gái của hắn cảm nhận được nỗi thống khổ của mình. Ông ta muốn những kẻ không bị pháp luật trừng phạt phải nhận lấy trừng phạt.”

Nói đến đây, Trịnh Minh bỗng nhiên im bặt, cúi đầu xuống.

Có lẽ ông ấy nhận ra mình đã nói quá nhiều.

Tôi cứ ngồi đó nhìn ông ấy, nhìn ông chậm rãi ngẩng đầu.

Khi đã nhìn thẳng vào mắt tôi, ông ấy nói: “Cũng có thể… người bố kia còn có mục đích khác.”

“Ông ta muốn xem thử, liệu những người khác trong xã hội khi gặp phải tình huống như vậy, có vươn tay giúp đỡ hay không.”

“Nhưng mà liên tiếp sáu chiếc xe tông vào cô bé, không một ai chọn cách gọi cảnh sát hết.”

“Có lẽ tại thời điểm đó, người bố kia sẽ nhận ra sự hiểm ác của lòng người. Có lẽ ông ta sẽ mềm lòng, sẽ trở thành người đầu tiên lựa chọn giải quyết theo pháp luật.”

“Cậu cảnh sát, dùng bảo hiểm lúc đụng trúng người khó lắm sao?”

Tôi chỉ là một ma mới gia nhập đội cảnh sát chưa bao lâu.

“Tôi không biết.”

Tôi và Trịnh Minh nhìn nhau, thời gian dường như dừng trôi.

Tôi thử đặt cược vào nhân tính của Trịnh Minh, rút chiếc còng tay đặt lên bàn, muốn ông ấy nhận tội.

Trịnh Minh nhìn còng tay, hỏi tôi: “Cậu cảnh sát, kể chuyện cổ tích quá hay cũng phạm pháp sao?”

Tôi thở dài. Rõ ràng ông ấy sẽ không nhận tội.

Tôi chỉ đành cất còng tay vào, cười khổ.

“Không phạm tội.”

┊  ┊  ┊  ┊

┊  ┊  ┊  ★

┊  ┊  ☆

┊  ★



Sau đó, Trịnh Minh bỏ đi.

Tôi vẫn ngồi nơi góc quán vắng tanh ấy. Nhìn Trịnh Minh đưa vợ con mình rời khỏi quán ăn.

Tôi uống cốc nước của mình, bắt đầu hồi tưởng tôi của một tháng trước.

Tôi của lúc đó không phải ngày nào cũng mong mình được tham gia một vụ án lớn sao?

Tôi của bây giờ không phải đang xử lý một vụ án lớn sao?

Tôi nghĩ Trịnh Minh là chủ mưu. Nhưng tôi không thể bắt ông ấy.

Bởi vì không có bằng chứng nào cho thấy ông ấy đã làm những việc đó cả.

Tôi biết đêm đó, ông đã để Chu Điền Sinh lên xe.

Hai âm thanh đóng cửa một trước một sau trong camera hành trình có thể chứng minh.

Nhưng chỉ là chứng minh, không phải chứng cứ.

Chúng tôi không có cách nào dùng video đó làm bằng chứng Chu Điền Sinh đã lên xe của ông ấy.

Tôi đã cố gắng kiểm tra camera theo dõi trên đường đi của ông ấy, nhưng không tìm được bằng chứng nào cả.

Trên đường đưa Ngô Vũ Hủy đến bệnh viện, ông ấy đã tìm một địa điểm không có giám sát, thả Chu Điền Sinh xuống xe.

Sau khi bé gái nhập viện, Trinh Minh viện cớ rửa sạch hết máu dính ở đầu xe, chạy đến tiệm rửa xe, vệ sinh sạch sẽ chiếc xe từ trong ra ngoài.

Còn Chu Điền sinh thì lặng lẽ đến khu đèn đỏ, rồi chết ở nơi đó.

Có lẽ vẫn còn cơ hội tìm thấy ADN của Chu Điền Sinh trên xe của ông ấy.

Nhưng cơ hội hết sức mong manh.

Dù sao đã gần hai tháng trôi qua.

Bởi vì không có bằng chứng, tôi chỉ có thể thảo luận chuyện cổ tích với Trịnh Minh.

Cũng bởi vì vậy, ông ta mới dám thảo luận với tôi câu chuyện cổ tích này.

Pháp luật chỉ truy cứu “cái ác” mà con người phạm phải.

Còn hậu quả cái “cái ác” đó tạo ra không phải là nhân tố trọng yếu để pháp luật suy xét hình phạt.

Giống như một người lừa gạt hết tiền bạc của mười gia đình, khiến sáu gia đình lâm vào cảnh “hôn nhân tan vỡ”, “bệnh nặng không có tiền chữa trị”, và “thành viên trong gia đình tự sát”. Hàng loạt hậu quả đó rất khó tính vào tiêu chuẩn tuyên án.

Hết cách. Nếu tính cả hậu quả mà “cái ác” gây ra, chắc người ta sẽ phải chịu Trệ Hình.

Bỏ hết những chuyện đó sang một bên, tôi chỉ muốn hỏi.

Thẳng thắn thành khẩn mà thừa nhận sai lầm của mình…

Khó lắm sao?

Chú thích:

Trệ Hình là hình phạt mà Lữ hậu dùng cho Thích phu nhân. Người bị dùng Trệ Hình sẽ bị chặt tay chặt chân, rót đồng vào lỗ tai, uống thuốc câm, cắt lưỡi, cắt dây thanh quản, cắt mũi, cạo trọc tóc và lông mày rồi ném vào nhà xí, gọi là Nhân Trư (Nhân Trệ).

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.



COMMENT



Please Register or Login to comment!